làm ở nhàTừ năm 2014, Sở Y tế đã ban hành văn bản và thành lập mô hình điểm về bếp ăn trường học để hướng đến việc nâng cao quản lý mô hình an toàn thực phẩm
Tại buổi Tọa đàm trực tuyến về "Đảm bảo dinh dưỡng và an toàn thực phẩm trong bữa ăn học đường", ông Đỗ An Thắng, Khoa Chuyên môn nghiệp vụ, Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội chia sẻ, hàng năm Sở Y tế Hà Nội và Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã phối hợp chặt chẽ, giám sát các cơ sở là trường học. Từ năm 2014, Sở Y tế đã ban hành văn bản và thành lập mô hình điểm về bếp ăn trường học để hướng đến việc nâng cao quản lý mô hình an toàn thực phẩm tại các trường học.Ông Phạm Ngọc Tuấn, Trưởng phòng Chính trị tư tưởng, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho hay, năm học 2019 -2020, đã thành lập 2 đoàn kiểm tra tại 18 quận, huyện, thị xã. Mỗi đoàn sẽ kiểm tra đơn vị theo kiểu từ kiểm tra xác suất đến ngẫu nhiên 2 đơn vị.Triển khai tập huấn chi tiết tại các nhà trường, trung tâm y tếQua đó, nắm được sơ bộ các đơn vị làm tốt và khó khăn của những đơn vị chưa thực hiện tốt. Với cơ sở phải mua suất ăn tại nơi khác, trong quá trình vận chuyển có nguy cơ mất vệ sinh an toàn thực phẩm cao, Sở đã yêu cầu phải chấn chỉnh kịp thời. Cũng theo ông Phạm Ngọc Tuấn, đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo, chúng tôi đã phối hợp với các chuyên gia, có hệ thống phần mềm để đưa ra các thực đơn đáp ứng đầy đủ dinh dưỡng. Các trường sẽ dựa vào đó để điều chỉnh xuất ăn đủ dinh dưỡng nhưng phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. Thành phố Hà Nội đã triển khai rất cụ thể và rõ ràng, trong đó có phân công phân cấp cụ thể, các ngành, UBND quận, huyện phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như bếp ăn trong các nhà trường. Sở cũng chỉ đạo các trường đảm bảo an toàn thực phẩm, không cho phép cơ sở không đủ điều kiện cung cấp thực phẩm cho nhà trường.Hiện nay, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã phối hợp rất chặt chẽ với các cơ quan có liên quan, triển khai tập huấn chi tiết tại các nhà trường, trung tâm y tế theo đúng quy định. Ngay từ đầu năm học 2019-2020, đã thành lập ban giám sát để kiểm tra bếp ăn bán trú trong nhà trường.làm ở nhàTrả lời về việc cơ quan quản lý có kiểm soát được tình hình dinh dưỡng những bữa ăn học đường trong các nhóm lớp, đơn vị nhỏ lẻ? Ông Phạm Ngọc Tuấn cho rằng, vấn đề này thuộc quyền UBND địa phương, các nhóm này giao cho các phường cấp phép, kiểm soát. Trong đợt kiểm tra vừa rồi, việc đảm bảo dinh dưỡng và nguy cơ an toàn thực phẩm luôn có nguy cơ tiềm ẩn. Về vấn đề dinh dưỡng, đây đang là lỗ hổng của các cấp quản lý, cần có sự quan tâm đúng mức. Như chương trình sữa học đường gặp nhiều khó khăn trong triển khai thực tế. Tới đây, Sở sẽ có chỉ đạo, phối hợp với cơ quan chuyên môn quan tâm hơn tới chế độ dinh dưỡng của nhóm trẻ.Ông Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam nhìn nhận, các bữa ăn học đường hiện nay thường xuất phát từ việc chọn thực phẩm, sau đó tính giá thành, tuy nhiên, quy trình này chưa đúng mà giá thành cần xuất phát từ nhu cầu dinh dưỡng của trẻ. Thứ nhất, lựa chọn thực phẩm cho trẻ em ở các trường hiện nay còn mang tính tự phát. Thứ hai, không đa dạng hóa thực phẩm để đơn giản hóa cho DN và tạo cảm giác an toàn cho nhà trường. Đây là những điểm yếu.Cần xác định các vi chất có lợi cho trẻ emVì vậy, ông Trường Hồng Sơn cho rằng, đầu tiên cần xác định các vi chất có lợi cho trẻ em ở độ tuổi, sau đó mới xác định thực phẩm, cần đảm bảo 5/8 nhóm thực phẩm. Bên cạnh đó, cần đa dạng hóa món ăn để tạo thói quen ăn uống đa dạng cho trẻ sau này.Theo ông Trương Hồng Sơn, câu chuyện giá thành cũng cần nói đến. Trong khi giá thực phẩm tăng phi mã hàng ngày, các gia đình cũng cần tính tăng giá cho bữa ăn cho trẻ. Vấn đề truyền thông đi kèm cũng cần quan tâm để trẻ có thể trở thành những công dân vừa có tầm vóc vừa có hiểu biết về dinh dưỡng. Từ kinh nghiệm trong và ngoài nước, chúng tôi khuyến cáo cần tính toán ưu đãi thuế VAT cho các công ty cung cấp bữa ăn, mong mỏi chính quyền UBND thành phố Hà nội và sở ban ngành xem xét các biện pháp hỗ trợ thích hợp để áp dụng được những bộ thực đơn tiến bộ vào bữa ăn cho trẻ.
Ông Trương Hồng Sơn cho biết thêm, tầm vóc trẻ em Việt Nam trong 20 năm vừa qua đã có biến chuyển tốt. Trong thời gian tới, khi đánh giá tầm vóc người Việt được hỗ trợ can thiệp trong 2 thập kỷ qua sẽ có những nhận định tốt. Tuy nhiên, hiện các bậc phụ huynh chú trọng đến bữa ăn học đường và ở nhà nhưng vẫn hay lấy lý do gen để cắt nghĩa. Câu chuyện gen có ý nghĩa nhưng chỉ quyết định một phần về tầm vóc con. Trọng tâm trong khẩu phần ăn của trẻ cần đầy đủ các chất sắt, kẽm, canxi, các loại vitamin, protein, lipit, chất béo…Theo bà Đỗ Thị Mai, Hiệu trưởng trường Tiểu học Dịch vọng B- quận Cầu Giấy, hiện nay, số lượng học sinh ăn trường rất nhiều. Trường cũng không có vị trí việc làm về nhân viên quản lý bữa ăn bán trú mà trường phải tự phân công. Hiện nay, trường đang thu 28.000 đồng/2 bữa ăn bán trú.Năm học vừa qua, trường đã phối hợp với Công ty Hương Việt Sinh xây dựng bữa ăn dinh dưỡng cho học sinh. Khi trường xây dựng bữa ăn dinh dưỡng, học sinh rất thích thú. Đơn cử, bình thường các con ít ăn hoặc không ăn rau ở nhà nhưng khi đến trường, các con thích ăn rau và ăn hết khẩu phần ăn của mình. Nhiều học sinh về nhà, muốn bố mẹ nấu ăn các món như ở trường.Tuy nhiên, hiện nay, trường gặp rất nhiều khó khăn trong việc thực hiện bữa ăn dinh dưỡng cho học sinh khi giá cả thực phẩm quá cao, nhất là giá thịt lợn. Trong khi, trường đang thu 28.000 đồng/2 bữa ăn bán trú (gồm cả thực phẩm, công nấu chất đốt, thuế).làm ở nhàQua đó, trường mong muốn, Nhà nước có biện pháp hỗ trợ thuế cho bữa ăn học sinh để giảm thiểu bớt chi phí đó. Trường cũng rất mong muốn, các bữa ăn bán trú đối với học sinh tiểu học phát triển đủ dinh dưỡng, sức khỏe để phục vụ cho học tập cũng như phát triển về thể lực cho học sinh.